Kinh nghiệm du lịch miền tây mùa nước nổi

Khoảng tháng tám đến tháng mười một, nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp tạo nên mùa nước nổi đẹp như tranh vẽ. Tuy rằng mang theo biết bao lo toan, nhọc nhằn nhưng nước sông dâng lên lại có những vẻ đẹp riêng và tạo nên khung cảnh thiên nhiên kỳ thú.
Tuy rằng không có một mùa thu đúng nghĩa như miền bắc, nhưng miền tây lại tận hưởng những tháng nửa cuối năm theo một cách rất riêng. Chẳng lá vàng rơi, nhiệt độ cao quanh năm nên mất luôn những cơn gió se lạnh lòng người, thế nhưng như một lời thề hẹn với thiên nhiên, miền tây luôn đẹp miên man mùa nước nổi.

Không thể tránh được việc có những lo toan khi con nước bất ngờ lên cao quá, nhưng nhìn chung, mùa nước nổi miền Tây mang lại sức sống mới cho những cây sen, điên điển, bông súng, cỏ năng, rừng tràm.

Nói cách khác, Miền Tây như được thay một màu áo mới. Đây cũng là mùa chim bay về làm tổ ở Tràm Chim, Trà Sư hay Gáo Giồng. Cũng là mùa khách du lịch nườm nượp đến thăm, làm tất cả mọi thứ đều sinh sôi nảy nở.

Điểm đến nổi tiếng của miền tây mùa nước nổi

Tràm Chim

Đến Tràm Chim mùa nước nổi, bạn sẽ thấy màu vàng rực của bông điên điển, màu tím ngắt của hoa sung, màu hồng của hoa sen, màu xanh của rừng tràm…tạo nên một bức tranh thiên nhiên hoang sơ kì thú.
Trên cánh đồng, từng đàn cò trắng nối đuôi nhau bay lượn, sà xuống ruộng bắt mồi khiến cho bạn cảm nhận rõ rệt nhất chất thiên nhiên hoang dã nơi miền Tây.
Rừng tràm trà Sư
Là khu rừng ngập nước đặc trưng  cho thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ với cảnh đẹp thanh bình đậm chất thơ, Trà Sư là một địa điểm không nên bỏ qua khi đến du lịch miền Tây.
Vào mùa nước nổi, khu rừng tràm rộng tới 845 hecta ngập trong nước, tạo nên quang cảnh thiên nhiên vô cùng kỳ thú. Trên chiếc xuồng máy  đi sâu vào rừng, bạn thấy như mình lạc vào thế giới khác.
Xung quanh chỉ một màu xanh mướt: xanh của rừng tràm, xanh của thảm bèo phủ kín mặt nước và xanh của từng vạt rau muống nước mọc chen chúc. Tấm thảm thiên nhiên mênh mông này chắc chắn sẽ để lại ấn tượng khó quên trong lòng người lữ khách.

Làng nổi

Hai làng nổi hút khách nhất chính là làng nổi Tân Lập và làng nổi Châu Đốc.
Làng nổi Châu Đốc là hình ảnh tiêu biểu cho đời sống bình dị của bà con miền Tây sông nước chân chất.
Dọc theo dòng sông Hậu là những bè cá, căn nhà nổi được thiết kế giống nhau được xếp cạnh tạo thành làng kéo dài cả vài cây số.
Khu du lịch làng nổi Tân Lập thuộc tỉnh Long An, cách TP.HCM khoảng hơn 100 km về phía Tây. Nằm ở trung tâm Đồng Tháp Mười, làng nổi Tân Lập  là vùng đất ngập nước với đa dạng sinh cảnh rừng.
Chạy xuyên qua làng nổi Tân Lập là rạch Rừng. Trước làng là dòng sông Vàm Cỏ Tây hiền hòa lặng lờ trôi theo tháng năm.
Nhìn từ trên cao, Tân Lập như một ốc đảo ẩn mình giữa mênh mông rừng tràm mỗi mùa nước nổi.

Kênh Vĩnh Tế

Trên dòng kênh Vĩnh Tế, huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang những ngày nước nổi, các đập tràn từ kênh vào đồng làm nước chảy cuồn cuộn, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp người dân giăng lưới trên những con đò mộc mạc từ 3h sáng để săn cá tôm.

Đây cũng là mùa hoa súng nở tím hai bên dòng sông Hậu. Cảnh tượng người dân thu hoạch súng lênh chênh trên con nước mênh mông sẽ làm bạn không thể nào rời mắt bởi không chỉ đẹp, mà còn là một nét văn hóa đã tồn tại hàng trăm năm ở vùng sông nước này.
Cung đường miền tây mùa nước nổi

Từ Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể xuất phát theo nhiều hướng khác nhau để đến với miền Tây khá dễ dàng, tuy nhiên cung đường để khám phá mùa nước nổi thì có sự khác biệt. Bạn đi theo đường tỉnh lộ 10 về tới địa phận của thị trấn Hậu Nghĩa của tỉnh Long An để tìm về làng nổi Tân Lập.

Sau đó theo đường N2 qua địa phận các huyện Thạnh Hóa, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng băng qua cánh đồng rộng lớn của vùng Đồng Tháp Mười, khi nước về thì nơi này sẽ chìm trong biển nước.
Qua khỏi địa phận tỉnh Long An, du khách tiếp tục hành trình đến với tỉnh Đồng Tháp để tìm về Tràm Chim. Bạn dừng chân tại thị xã Hồng Ngự, tiếp tục lên phà để qua địa phận tỉnh An Giang, nơi có rừng tràm Trà Sư, làng nổi Châu Đốc và kênh Vĩnh Tế.

Kết thúc hành trình là khu vực Búng Bình Thiên của huyện An Phú. Đây cũng là cung đường đẹp nhất để bạn có thể chiêm ngưỡng và trải nghiệm vẻ đẹp của du lịch miền tây mùa nước nổi.

Đặc sản miền tây mùa nước nổi

Mùa nước nổi là một đặc sản chỉ có ở các tỉnh miền tây. Vào thời điểm nước tràn về thì một loài cá cũng xuất hiện: cá linh. Nếu cá về nhiều quá thì người dân sẽ bắt cá linh làm mắm hoặc chế biến các món vô cùng ăn hấp dẫn như: lẩu cá linh bông điên điển, cá linh kho tiêu…

Ngoài cá linh, còn có nhiều món ăn đặc trưng khác như: cá bống kho tiêu, bánh xèo điên điển, gỏi sầu đâu cá sặc, cá lăng kho khóm…. Những món ăn giản dị nhưng cũng làm cho bạn ấm lòng giữa con nước mênh mông, và nhớ mãi trong hành trình du lịch của mình.
Vào một ngày miền Tây mùa nước nổi, ngẩn ngơ ngắm nhìn khung cảnh hồi sinh của một vùng đất ngập mặn, bạn chợt nhận ra rằng, có đôi khi, chỉ là con nước về cũng thật đẹp biết nhường nào!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hướng dẫn làm hộ chiếu online tại nhà đơn giản và nhanh chóng

Hộ chiếu online là một dịch vụ mà Bộ Công an cung

Trải nghiệm du lịch miền Tây tết 2021

Trải nghiệm du lịch miền Tây Về miền Tây tết 2021, du

Bồng bềnh làng nổi Tân Lập ở Miền Tây

Nằm tại rìa vùng Đồng Tháp Mười, khu du lịch sinh thái

Xu hướng du lịch năm 2022 của người Việt hiện nay có gì thay đổi ?

Xu hướng du lịch năm 2022 của người Việt hiện nay có

Bạn đã biết – xu hướng du lịch năm 2019 ?

Ngày nay, việc đi du lịch đã trở thành một sở thích,

Những địa danh du lịch đẹp mê hồn ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Hẳn có người còn lạ lẫm với những cái tên như Long